Cách xây dựng Private Blog Network hiệu quả

4.4/5 - (241 votes)

‘- Thứ 7 rảnh rỗi lướt nét đọc một số bài viết của các Blogger nổi tiếng trong lĩnh vực AFF Marketting để học hỏi những kỹ thuật của họ trong lĩnh vực kiếm tiền trên mạng. Trong số bài viết đã đọc mình thấy khá hài lòng với bài viết của Blogger Lâm Nguyễn về cách xây dựng Private Blog Network hiệu quả nhất. Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng PBN:

Chuẩn bị công cụ

Xây dựng Private Blog Network là một công việc tốn tương đối nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc. Về cơ bản, quy trình xây dựng 1 trang vệ tinh thông thường sẽ như sau:

  1. Tìm Domain đáp ứng đủ tiêu chuẩn làm trang vệ tinh.
  2. Mua Domain
  3. Mua Hosting để xây dựng vệ tinh.
  4. Cài đặt cơ bản cho trang (WordPress, Plugin….)
  5. Order nội dung cho trang.

Tuy nhiên, để làm được các công đoạn trên, chúng ta sẽ cần một vài công cụ. Dưới đây là 1 cái checklist những công cụ mà mình thường sử dụng khi xây dựng PBN:

1. Một tài khoản Ahrefs gói Lite – giá $79/tháng, dùng để check backlink. Hiện nay thì Ahrefs đang làm khá chặt việc Group Buy, điển hình là việc chỉ cho 1 User đăng nhập trong cùng 1 thời điểm, khoá tài khoản khi phát hiện việc Group Buy….

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì việc Group Buy nhóm nhỏ (5 – 7 người) vẫn hoàn toàn ổn (Hiện tại tài khoản mình đang sử dụng cũng là từ Group Buy).

2. Một tài khoản Moz.com – gói Free nếu bạn chỉ đơn thuần check PA và DA (Page Authority và Domain Authority). Tuy nhiên, nếu bạn không có tài khoản Ahrefs, bạn có thể sử dụng Moz Pro tạm cũng được.

Bạn có thể đăng ký dùng thử 4 tháng tại link này (Lưu ý, bạn cần nhập thông tin thẻ tín dụng của bạn vào, sau 4 tháng nếu bạn không cancel thì nó sẽ trừ tiền, vì vậy tốt nhất là kiếm cái thẻ nào không có/có ít tiền thôi nhé).

3. Một tài khoản Majestic.com gói Silver – giá $78.99/tháng ($49.99/tháng khi đăng ký 3 tháng nếu mình không nhầm) dùng để check CF, TF (Citation Flow và Trust Flow), thể loại backlink…

Với tài khoản Free, bạn cũng có thể check được, tuy nhiên sẽ bị giới hạn số lần check. Ngoài ra, bạn cũng không thể sử dụng công cụ Majestic Bulk Checker, dùng để check CF, TF số lượng lớn. Số lượng backlink ở Majestic cũng đầy đủ hơn Moz.

4. Một tài khoản Free ở ExpiredDomains.net – dùng để tìm kiếm Domain hết hạn. Với những ai muốn tìm Domain dạng Auction có thể thử tham khảo ở RegisterCompass.

5. Hosting để đặt PBN. Có khá nhiều sự lựa chọn cho mọi người, tuy nhiên sự lựa chọn tốt nhất mà em khuyên mọi người nên sử dụng, đó là Premium Hosting. Những hosting loại này chính là những Host nổi tiếng, chất lượng tốt, có giá thành từ $5 – $10/tháng như Hostgator, Arvixe, Site5, A2Hosting,….Lý do sử dụng những host đắt tiền như vậy thì rất đơn giản, đó là giảm thiểu rủi ro đến từ Google.

Private Blog Network là một kỹ thuật mũ xám (Gray Hat). Nó không quá đen tối như những kỹ thuật SEO mũ đen, nhưng cũng chẳng hề trong sáng như White Hat. Chúng ta vẫn cần né tránh những ánh nhìn soi mói đến từ Google bằng cách hạn chế để lại những dấu chân cho Google nhìn theo đến mức tối đa.

Muốn làm như vậy, cách dễ nhất chính là xây dựng những Website thực sự, những Website có ích cho người dùng, chứ không phải tạo nên những đống rác. Mà bạn có thấy Website thực sự nào lại xây dựng trên SEO Hosting chưa?

Một cách tiết kiệm chi phí hơn, đó chính là sử dụng Cheap Hosting – những Hosting giá rẻ dạng $1 – $2/tháng như iPage, Fatcow,…. Tuy nhiên, mình khuyên bạn không nên lún quá sâu vào những Hosting dạng này. Đừng tiếc tiền khi xây dựng PBN, vì bạn sẽ phải trả giá bằng chính Money Site của bạn đấy.

6. Tài khoản ở một số nhà cung cấp Domain như Godaddy, Namecheap, Namesilo….Đương nhiên, hãy đăng ký tài khoản bằng thông tin Fake. Bạn có thể lấy thông tin ở trang FakeNameGeneratorMỗi Domain một tài khoản. Mỗi Domain một Email. Nhớ đấy.

Với Email, bạn có thể mua tại BuyBulkAccount, cá nhân mình thấy khá rẻ. Đừng sử dụng Gmail, Hotmail là một sự lựa chọn tốt. Thẻ sử dụng để thanh toán thì có thể trùng nhau, không vấn đề gì.

Với những trường hợp cần Verify số điện thoại, bạn có thể sử dụng Tips sau để tạo số điện thoại ảo của US. Mình đã sử dụng và thấy khá hiệu quả:

http://caohanh1502.blogspot.com/2013/07/tao-so-dien-thoai-us-ao.html

7. Một tài khoản ở Odesk.com – dùng để tuyển Writer cho PBN. Đương nhiên bạn không thể sử dụng Writer của Money Site để viết bài cho PBN được – quá đắt. Mình sẽ viết chi tiết về mức giá và yêu cầu khi tuyển Writer cho PBN ở dưới.

8. Tiền. Trong thế giới này, hầu như bạn sẽ chẳng làm được gì nếu không có tiền. Xây dựng PBN cũng không phải ngoại lệ.

Vậy thôi :p

Lăn vào bếp

Tìm Domain

Tìm Domain là một trong những phần nhọc nhất của việc xây dựng PBN. Đơn giản bởi vì HẦU HẾT những Domain hết hạn đều là Domain rác và chẳng hề có chút giá trị nào cả.

Tuy nhiên, bằng phương pháp hợp lý, bạn vẫn có thể tăng tốc độ tìm Domain lên khá nhiều lần. Bước đầu tiên, đương nhiên là vào ExpiredDomains.net để lấy list domain hết hạn. Dưới đây là những bước mình làm:

Bước 1: Đăng nhập vào ExpiredDomains. Nếu bạn không đăng nhập, bạn sẽ không thể thấy hết được list domain mà ExpiredDomains có. Một điều tuyệt vời cho bạn, đó là việc đăng ký tài khoản của ED hoàn toàn miễn phí.

Bước 2: Chọn đuôi tên miền. Một số loại đuôi tên miền như .com, .net, .org là những loại đuôi tên miền thông dụng nhất. Ngoài ra, còn có một số loại đuôi khác ít phổ biến hơn như .info, .biz, .co, .tv, .mobi, .us, .me,…

Bạn đừng nên chọn tên miền quốc gia như .au, .com.au, .uk, .com.uk vì sẽ có rủi ro bạn mất tên miền nếu bị kiểm tra đột xuất (Trừ .us ra).

Bước 3: Thiết lập Filter. Dưới đây là một số thiết lập về bộ lọc mà mình thường dùng:

common filter expireddomains

 

adwords and seo filter expireddomains

Bước 4: Tải danh sách Domain về. Sau khi sử dụng Filter thì danh sách sẽ giảm xuống tầm dưới 10,000 Domains. Ở bước này, bạn sẽ có 2 lựa chọn: Tải dưới dạng .csv hoặc dạng .txt. Mình khuyên bạn nên sử dụng lựa chọn dạng .txt do nó có thể tải tối đa là 30,000 Domains, trong khi .csv chỉ là 2,000 mà thôi.

Bạn sẽ tải được một file dạng dạng như thế này:

expireddomains list domain

 

Bước 5: Kiểm tra CF, TF với MajesticSEOBạn hãy tưởng tượng như bạn đang đi mua điện thoại cũ. Bạn sẽ chẳng thể biết được rằng chiếc điện thoại này tốt hay lởm, đã bị thay linh kiện chưa, còn dùng được không,….nếu chỉ nhìn qua bề ngoài máy. Tương tự với ExpiredDomains thôi (Domain cũ :v). Vậy nên cần kiểm tra kĩ.

Mình sẽ sử dụng công cụ Bulk Backlink Checker của Majestic để kiểm tra CF, TF số lượng lớn. Để sử dụng chức năng này, bạn buộc phải có tài khoản Majestic với gói thấp nhất là Silver.

bulk backlink checker majestic

 

Bạn có thể để ý là mình chọn “Sort results by Trust Flow”, do Trust Flow (với mình) là chỉ số quan trọng nhất trong các chỉ số của Majestic và cũng là chỉ số khiến nhiều Domain bị loại nhất. Do đó, để tiết kiệm thời gian, mình sẽ sắp xếp theo thứ tự Trust Flow từ cao đến thấp.

Ngoài ra, có một điều nữa bạn cần lưu ý khi check Domain, đó là sự tồn tại của www và non-www. Chỉ số của 2 loại Domain này là KHÁC NHAU.

Ví dụ, khi mình check Domain dạng non-www (Nghĩa là những domain không có www ở đầu), chỉ số sẽ như sau:

non www backlink

 

Còn nếu có www, chỉ số sẽ như vậy:

www backlink

Khác nhau, đúng không?

Vì vậy, hãy chắc chắn là bạn kiểm tra cả 2 loại Domain, vì nếu bỏ sót (thường là bỏ sót www) thì bạn sẽ bỏ qua một lượng lớn Domain xịn đấy 😀

Quay trở lại vấn đề, với hình trên, bạn có thể thấy những thông tin gì?

  1. Tên Domain, chắc chắn rồi.
  2. Topical Trust Flow – 1 chỉ số đánh giá độ liên quan của nội dung dựa trên các link trỏ đến. Cá nhân mình thì thường không để ý phần này cho lắm vì nội dung của 1 trang Web có thể xây dựng lại để liên quan tới Money Site.
  3. Trust Flow – Chỉ số đánh giá độ uy tín của trang dựa trên độ uy tín của những link trỏ đến trang đó.
  4. Citation Flow – Chỉ số đánh giá độ phổ biến của trang, dựa trên số lượng backlink trỏ đến trang đó.
  5. External Backlinks – Số lượng Backlinks của trang đó
  6. Referring Domains – Số lượng Domain trỏ đến trang đó.
  7. IP Address – Số lượng IP trỏ đến trang đó.

7 yếu tố trên, bạn cần quan tâm đến yếu tố nào?

Cá nhân mình, mình chỉ quan tâm tới Tên Domain, Trust Flow, Citation Flow và External Backlinks. 

Về Trust Flow và Citation Flow, nó nói lên độ uy tín và sức mạnh của Domain đó, vậy nên 2 yếu tố này là chắc chắn phải xem, chẳng phải bàn nữa. Nếu bạn dễ tính, bạn chỉ cần lấy những Domain nào có TF và CF đều lớn hơn 10 là đủ. Nhưng nếu bạn khó tính hơn một chút, bạn có thể nâng tiêu chuẩn lên 15, hoặc thậm chí là 20. Ở bài này, mình sẽ lấy tiêu chuẩn là 15.

Dựa trên TF và CF, chúng ta có thể lọc được khá nhiều Domain rác, không có giá trị. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chẳng thể lọc hết được những Domain dạng Spam. Vậy, làm thế nào để lọc được những Domain dạng này?

Thực ra, khi sắp xếp Domain theo thứ tự TF từ cao đến thấp, cột tiếp theo mình chính là Tên Domain. Chỉ cần nhìn vào Domain, bạn sẽ loại được tầm 60 – 70% lượng Domain Spam vô giá trị.

Dưới đây là một số yếu tố để bạn loại bỏ Domain dựa trên tên Domain:

  • Bỏ tất cả những Domain dạng vô nghĩa. Ví dụ như zyzl88.com, cx888888.com, k70008.com,…100% những Domain dạng này đều là Spam.
  • Bỏ tất cả những Domain có tên tiếng Trung Quốc. Ví dụ: yiyangzhuangxiu.com, gongnuhe.com, 52mengqiqi.com,…99% những Domain như vậy đều là Spam.
  • Bỏ tất cả những Domain có những từ như sex, porn, xxx,….
  • Để ý kĩ tất cả những Domain dạng shop bán hàng. Ví dụ những Domain có chứa từ “store”, “outlet”, “cheap”, chứa một số tên thương hiệu như adidas, montblanc, michaelkors….Không phải 100% tất cả những Domain dạng này đều là Spam, nhưng phần lớn là vậy. Thường có số lượng Backlink rất lớn.

Ngoài ra, bạn còn có thể dựa trên số lượng Backlinks ở cột External Backlinks. Thông thường mình thích những Domain có số lượng backlink thấp – vừa phải. Những Domain này có chỉ số tốt với số lượng backlinks ít, chứng tỏ chất lượng backlinks của nó cũng không phải là tệ. Những Domain có số lượng Backlinks lớn thường có chất lượng backlinks kém hơn, dễ dính spam hơn.

Bằng cách này, bạn sẽ chọn được một số những Domain tiềm năng để tiến vào vòng đấu tiếp theo.

Bước 6: Kiểm tra Page Authority và Domain Authority với Moz.

Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng, tại sao lại phải kiểm tra PA và DA khi mà chúng ta đã lọc chỉ số khi chúng ta setup filter ở ExpiredDomains rồi. Rất đơn giản thôi, số liệu ở ED thông thường là số liệu hơi cũ một tý, vì vậy rất có khả năng là khi bạn thấy Domain đó thì chỉ số đó đã được cập nhật rồi. Chúng ta cứ check lại cho chắc 😀

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Moz để kiểm tra PA, DA cho những backlink của Domain đó. Mặc dù thông thường thì Moz sẽ lấy được khá ít Backlink 🙁

Mình cũng cần lưu ý bạn rằng, ở phía trên bạn đã biết rằng Domain có 2 dạng là non-www và www. Ví dụ ở trên bạn đã chọn được 1 trang www thì khi kiểm tra ở Moz, bạn PHẢI thêm www vào Domain đó để kết quả được chính xác. Ngược lại với non-www.

chi so cua moz

moz metric

Như bạn đã thấy, Domain trên có vẻ là đã thoả mãn các yếu tố của chúng ta (DA > 20 và PA >30, mozRank>4)

Bước 7: Sử dụng Ahrefs để kiểm tra Backlink. Nếu bạn không thể kiếm được 1 tài khoản Ahrefs thì bạn có thể sử dụng Majestic (hoặc Moz) để thay thế. Bước này sẽ giúp chúng ta loại hết những Domain dạng Spam. Những yếu tố cần kiểm tra:

  • Tỉ lệ Anchor Text. Có spam không? Có tự nhiên không? Thường mình hay chọn những trang mà tỉ lệ Anchor Text trùng từ khoá của nó < 60%, cũng là mức tạm chấp nhận được.
  • Anchor Text có liên quan đến tên Domain không? Không có = BỎ.
  • Nguồn Backlink. Backlink này đến từ đâu? Nếu mình thấy bất kì link nào đến từ Trung Quốc, Nhật, Hàn hoặc Nga thì mình hay bỏ luôn, do tỷ lệ Spam đến từ các quốc gia này là khá cao. Phòng bệnh thì hơn chữa bệnh, mặc dù hơi ngặt nghèo một chút.
  • Random check 5 – 7 links để xem backlink có tự nhiên không. Nếu phần lớn link của Domain đó đến từ những trang Link Exchange (1 trang chỉ toàn Link, không có nội dung gì khác) thì mình thường bỏ.

Bước 8: Kiểm tra quá khứ của trang bằng cách sử dụng Archive.org. Bạn có thể đơn giản coi Archive.org là một cỗ máy thời gian. Bạn có thể leo lên nó, quay ngược dòng thời gian, trở về thời điểm mà Domain đó vẫn còn tồn tại. Bạn sẽ biết được nội dung của trang là gì, đã từng thay đổi nội dung bao giờ chưa, nội dung có….bất ổn gì không blah blah…

Như thường lệ, đây là checklist của bạn:

  • Bỏ tất cả những trang có nội dung về Sex, Pharmacy và Casino.
  • Bỏ tất cả những trang có nội dung tiếng Nhật, Trung, Hàn.
  • Nếu nội dung khác tiếng Anh, Translate ra xem có liên quan đến tên Domain không?

Nếu quá khứ của Domain trong sạch thì chúng ta sẽ tiến hành mua Domain.

Bước 9: Mua Domain. Bước này thì quá đơn giản, tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận thì Google sẽ ngửi thấy bạn ngay. Mũi Google thính lắm.

Mình sẽ lặp lại nguyên tắc đầu tiên khi bạn mua Domain, cũng là nguyên tắc quan trọng nhất, đó là MỖI DOMAIN MỘT TÀI KHOẢN. Việc này sẽ hơi mất công một chút, nhưng bù lại bạn sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ bị Google đánh hơi. Mọi thông tin giữa các tài khoản phải khác nhau, bao gồm Tên, Địa Chỉ, Email,…

Mình từng thấy một số bạn luôn sử dụng một tài khoản ở Namecheap để đăng ký Domain, lý do là vì đăng ký ở Namecheap thì sẽ được miễn phí WhoisGuard, từ đó Google không thể dò ra được thông tin của mỗi Domain.

Thú thực, đây là một hành động CỰC KỲ NGU NGỐC.

  1. Google hiện tại cũng có dịch vụ cung cấp Domain. Tại sao bạn lại nghĩ Google không thể dò ra được thông tin của Domain đã sử dụng WhoisGuard, nếu Google cũng có thể cung cấp dịch vụ như vậy?
  2. 100% Domain với thông tin giống hệt nhau là TỰ SÁT.
  3. 100% Domain cùng sử dụng một nhà cung cấp cũng chả khác tự sát là mấy.
  4. 100% Domain đều sử dụng WhoisGuard? Thôi nào, đừng đùa nữa. Bạn không thấy đáng nghi tý nào sao?

Tuyệt đối đừng bao giờ làm những hành động như vậy. Hãy đa dạng hoá mọi thứ mà bạn định làm. WhoisGuard ư? Bạn có thể để 8 site có WhoisGuard, 12 site không có Whois nhưng đều sử dụng các tài khoản khác nhau với thông tin Fake. Bạn chỉ sử dụng Namecheap vì nó miễn phí WhoisGuard ư? Có 1 tỷ nhà cung cấp khác cũng miễn phí WhoisGuard như Namecheap vậy.

Một số nhà cung cấp bạn có thể sử dụng:

  • Godaddy
  • Namecheap
  • Namesilo (Free Whois)
  • Name.com (Free Whois với coupon “PrivacyPlease”)
  • Register.com
  • …..

Bạn có thể search thêm. Đừng tự giới hạn bản thân. Đa dạng hoá mọi thứ bạn làm và Google sẽ chẳng thể nào bắt được bạn.

Bước 10: Cài đặt trang. Một trong số những công việc tương đối nhẹ nhàng và nhàm chán khi bạn xây dựng PBN (Thực ra thì việc nào khi làm PBN cũng nhàm chán hết).

Cá nhân mình thường chỉ sử dụng WordPress để xây dựng hệ thống. Nhiều người thường nói rằng nếu chỉ sử dụng WP sẽ dễ bị phát hiện, nhưng mình không đồng ý. Theo số liệu thì 19% Website trên thế giới sử dụng WordPress, tuy nhiên không thể quy ra rằng cứ trung bình cứ 5 backlinks sẽ có 1 backlinks sử dụng WordPress được.

Tuỳ thuộc vào đặc thù của ngành, tỷ lệ trang sử dụng WP sẽ khác nhau (Ví dụ như những trang thương mại điện tử sẽ sử dụng Magento, Drupal nhiều hơn là WordPress vậy). Google không thể vin vào mỗi lý do mã nguồn trang để làm cớ phạt PBN.

Bước 11: Cài đặt Theme. Mình thường sử dụng Free Theme kết hợp với Theme trả phí (Bạn có thể tìm các trang bán Theme theo kiểu Membership, sẽ có được rất nhiều sự lựa chọn). Mọi người cũng có thể tìm các chương trình Giveaway Theme, cũng có khá nhiều Theme trả phí được tặng như vậy.

Ngoài ra thì với mỗi trang, mình cũng có thiết kế 1 Logo riêng cho trang, cũng như một vài Banner để đa dạng hoá. Layout của trang cũng được thay đổi ngẫu nhiên (1 column, 2 column, 3 column).

Bước 12: Cài đặt Plugin, có một số LOẠI Plugin mà mình hay cài sau đây:

  • Sitemap
  • 404 Redirect
  • Contact Form
  • SEO Plugin
  • Một số Random Plugin khác để đa dạng hoá.

Với mỗi loại Plugin, mình sẽ pick random một plugin nào đó. Việc sử dụng chung tất cả các Plugin cho các site vệ tinh là một điều chẳng hay ho gì.

Bước 13: Order nội dung cho PBN. Mình đã từng thấy rất nhiều bạn sử dụng nội dung dạng Spin Content cho trang vệ tinh. Mình biết là mọi người ai cũng muốn tiết kiệm, dù là những chi phí nhỏ nhất. Nhưng tiết kiệm những thứ như vậy thì quá bằng tự tay giết chết đứa con đẻ của mình (Money Site).

Bạn đã bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng một Money Site tử tế. Bạn cũng bỏ ra không ít tiền để mua tên miền, mua Hosting cho PBN. Cũng rất nhiều công sức đã được đầu tư để tìm ra một Domain PBN tử tế. Và tất cả đổ xuống sông xuống biển. Chỉ vì bạn tiết kiệm.

ĐỪNG BAO GIỜ DÙNG CONTENT SPIN CHO NHỮNG BACKLINK TRỎ TRỰC TIẾP ĐẾN MONEY SITE CỦA BẠN.

Nếu bạn còn quý cái Money Site của bạn, đừng bao giờ làm như vậy.

Nhưng nếu không dùng Spin Content, bạn phải làm sao đây? Thuê Writer thông thường thì quá đắt, giá tới $8 – $10/bài viết, làm sao bạn chịu được?

Có một phương án rất đơn giản, đó là thuê Rewriter giá rẻ. Những Writer này sẵn sàng viết bài chỉ với giá $0.1 – $0.2/100 từ. Công việc của họ chính là tìm những bài viết liên quan đến chủ đề bạn muốn viết, dựa trên ý tưởng đó và viết lại hoàn toàn. Mình đã từng tìm được rất nhiều Writer như vậy trên Odesk (Mình thường thuê với giá $0.2/100 từ).

Cho những ai muốn đăng tuyển Writer giá rẻ trên Odesk, dưới đây là một mẫu tuyển Writer mà mình đã sử dụng:

Rate: $0.2 Per 100 words

Detail:
501-600 words – $1.2
601-700 words – $1.4
701-800 words – $1.6
801-900 words – $1.8
901-1000 words – $2

Requirements: 5 – 10 Articles of 500 – 1000 words DAILY!

1. All the Articles should be 100% unique & copyscape passed
2. No grammar, spelling error!
3. Don’t Bid if you are a Middle Man

****Requirement of Article****
1. Have at least 2 – 3 Bullet Point
2. Have at least 2 – 3 Subheading.
3. Use bold or italic to emphasize points.
4. Use short paragraph (2-4 sentences each) – IMPORTANT. I hate Wall of Text
5. Have Creative Title for each article.

DON’T APPLY IF YOU ARE NOT COMFORTABLE WITH THE PRICE.

Thank you!

Một số chỗ để lấy ý tưởng cho Writer viết bài (Bạn có thể yêu cầu nó tự tìm, hoặc ném cho nó mấy nguồn sau đây để nó tìm):

Mỗi trang vệ tinh bạn cần có ít nhất từ 5 – 10 bài (ngẫu nhiên ra nhé) về chủ đề của Money Site của bạn, nhằm xây dựng lại nội dung của trang cho liên quan đến Money Site. Ngoài ra, mỗi tháng bạn cần cập nhật từ 2 – 4 bài để trang luôn trong tình trạng cập nhật nội dung, từ đó không bị Google để ý.

Tính sơ sơ thì mỗi trang vệ tinh sẽ lấy đi của bạn khoảng $15 – $30 phí ban đầu, kèm theo khoảng $5 – $10 tiền bảo trì hàng tháng.

Cũng đáng chứ nhỉ, nếu 10 site đó có thể giúp bạn kiếm về ít nhất $200 – $300/tháng, tại sao không?

Lời cuối

Thú thực thì nguyên phần bên trên chỉ là một phần nhỏ mà mình định viết về PBN. Theo kế hoạch thì phần còn lại sẽ về cách Outsource và xây dựng 1 hệ thống để làm việc cho Private Blog Network của bạn, nhưng mà nếu viết hết thì mình sợ bài này sẽ lên đến 6,000 – 7,000 từ mất. Nên thôi, gác lại cho bài tiếp theo 😀

Bài tiếp theo, mình nghĩ là mình sẽ viết toàn bộ về các kỹ năng Outsource cũng như các kỹ năng quản lý hệ thống, nên nếu bạn có hứng thú thì Comment giúp mình nhé. Mà nếu có câu hỏi gì thì cũng Comment luôn <3

Nguồn: Lamnguyenz

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *