[PHONG THỦY] NÚI ĐỒI VỚI ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH
Đối với thuyết âm dương trong Kinh dịch thì trong vũ trụ tự nhiên luôn luôn phải có sự cân bằng sinh thái. Núi đồi, phần nổi cao là Dương; phần lõm, thấp, lún sâu xuống là âm. Vì thế dãy núi gọi là đều đặn tức là có cơ vươn lên vừa lõm xuống. Nói rõ hơn là dãy núi uốn lượn như dạng thể con rồng đang chuyển mình. Nếu vùng đồi núi có thêm sông suối thì âm Dương giao hòa tốt đẹp. Núi đồi là Dương, sông suối là âm. Núi sông, một tỉnh, một động. Nếu sống gần núi đồi, sông thì sẽ nhận được sự giao hòa tương thuận, nơi đây phát sinh ra nhiều sinh Khí.
Ngũ hành nhận định theo dạng thể núi đồi. Núi hình nhọn như ngọn lửa là hành Hỏa. Hình vòm, khum là hành kim. Hình uốn lượn là hành thủy. Hình bằng là hành Thổ. Cao nhưng đỉnh không nhọn là hành Mộc …vân vân. Khi quan sát thẩm định tốt xấu về núi đồi, nhà Phong thủy còn quan sát sự hỗ tương tác động cuả núi đồi ví dụ: núi hành Hỏa nằm kế núi hành Thổ là tương hợp. Nếu núi đồi Kim gần núi đồi hành Hỏa là tượng khắc chế.